Home » Nổi Mề Đay » Nổi mề đay, mẩn ngứa, sần đỏ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Nổi mề đay, mẩn ngứa, sần đỏ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

07/07/2022

Nổi mề đay là bệnh lý phổ biến ngoài da, có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Mặc dù không phải là bệnh truyền nhiễm tuy nhiên nếu tái đi tái lại nhiều lần sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sinh hoạt. Vì vậy, nắm rõ nguyên nhân gây bệnh để có biện pháp phòng ngừa và điều trị hiệu quả.

1. Nổi mề đay là gì?

Nổi mề đay là bệnh lý ngoài da, đặc trưng bởi sự xuất hiện đột ngột của những mẩn đỏ, mảng tròn phồng rộp, phù nề. Tình trạng này khiến cho người bệnh có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, nóng rát ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày.

Nổi mề đay có khả năng xảy ra ở bất kỳ ai, trong đó phổ biến nhất là những người có cơ địa mẫn cảm, dễ phản ứng với những tác nhân gây dị ứng.

Nổi mề đay
Nổi mề đay

2. Phân loại mề đay

Dựa theo triệu chứng, nổi mề đay có thể chia thành 3 nhóm như sau:

  • Mề đay cấp tính: Thời gian kéo dài 6 tuần với các biểu hiện như phù nề, mẩn ngứa. Triệu chứng có thể biến mất sau vài giờ đến vài ngày.
  • Mề đay mạn tính: Thời gian kéo dài sau 6 tuần, xuất hiện những tổn thương trên da và tái phát liên tục.
  • Mề đay thể chất: Tùy thuộc vào tình huống cụ thể có thể chia thành mề đay do tập thể dục và đổ mồ hôi, mề đay do nước, mề đay do tiếp xúc ánh nắng mặt trời hoặc mề đay do thời tiết nóng hay lạnh.

3. Triệu chứng bệnh

Tùy thuộc vào từng trường hợp mà mỗi người có biểu hiện nổi mề đay khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết người bệnh đều có chung triệu chứng sau:

3.1. Nổi mẩn đỏ, sần, phù da

  • Triệu chứng này xuất hiện rải rác ở nhiều vị trí khác nhau trong cơ thể, có thể là lưng, tay, bụng hoặc mặt.
  • Những mẩn đỏ tạo thành từng mảng, kích thước khác nhau, có thể là vệt dài hoặc nhỏ tròn như muỗi đốt.
  • Các nốt sần thường có màu đỏ hoặc trắng.
Triệu chứng mề đay
Triệu chứng mề đay

Bổ gan Tâm Bình – Hỗ trợ giải độc gan, giảm triệu chứng mề đay, mẩn ngứa do gan kém

Bổ gan Tâm Bình – Top 1 Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích

Tìm hiểu thêmMua ngay

3.2. Có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu

Cảm giác ngứa ngáy là triệu chứng đặc trưng của bệnh lý nổi mề đay. Khi xuất hiện những vùng da bị mẩn đỏ, người bệnh luôn có cảm giác ngứa, càng gãi càng ngứa, đôi khi như châm chích dưới da.

3.3. Da nổi mụn nước

Một số vùng da trên cơ thể xuất hiện những mụn nhỏ li ti. Đôi khi những nốt mụn đó có thể chảy dịch nước và dễ lan ra vùng xung quanh.

3.4. Nhiễm trùng

Dấu hiệu nhiễm trùng thường xảy ra ở những người có biểu hiện trầm trọng. Nguyên nhân là do người bệnh cào gãi liên tục khiến da dễ bị trầy xước và tổn thương. Điều này có thể giúp cho virus, vi khuẩn xâm nhập vào da.

4. Nguyên nhân nổi mề đay do đâu?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng nổi mề đay, điển hình như:

4.1. Do dị ứng

Thuốc, hóa mỹ phẩm, thực phẩm … đều là tác nhân gây dị ứng cho cơ thể và là nguyên nhân gây nổi mề đay.

  • Thuốc: Những người có mẫn cảm với thành phần thuốc như kháng sinh, thuốc giảm đau, tiêm chủng vacxin, aspirin… có thể bị phù nề, mề đay, mẩn ngứa.
  • Thực phẩm: Một số người có cơ địa dị ứng với hải sản có vỏ, trứng, sữa… cũng có nguy cơ bị mề đay.
  • Hóa mỹ phẩm: Sử dụng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, kém chất lượng cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

4.2. Nổi mề đay do gan suy yếu

Như chúng ta đã biết, chức năng chính của gan là chống độc, đào thải độc tố ra khỏi cơ thể. Khi chức năng gan suy yếu, nhiệm vụ đào thải độc sẽ kém đi. Lúc này, gan không thể đào thải độc ra ngoài dẫn đến tình trạng tích tụ chất độc làm suy giảm hệ miễn dịch. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng mề đay, mẩn ngứa, mụn nhọt.

4.3. Mề đay, mẩn ngứa do dị ứng thời tiết

Thời tiết thay đổi đột ngột, nóng, lạnh thất thường cũng làm tăng khả năng quá mẫn trong cơ thể. Bên cạnh đó, thời tiết nắng nóng, nhiệt độ cao khiến da đổ mồ hôi nhiều hơn, tích tụ trong lỗ chân lông cũng gây ra tình trạng mẩn ngứa, mụn nhọt.

Nhiều trường hợp bị mề đay, mẩn ngứa do dị ứng thời tiết
Nhiều trường hợp bị mề đay, mẩn ngứa do dị ứng thời tiết

4.4. Do côn trùng cắn

Những người có cơ địa nhạy cảm, nọc độc của côn trùng như rết, nhện, ong… có thể gây ra sốc phản vệ, dị ứng nặng với các biểu hiện như phù nề, ngứa, phát ban, khó thở.

4.5. Dị ứng do các yếu tố khác

Phấn hoa, lông mèo, động vật, ẩm mốc… cũng là những yếu tố có thể làm bạn dị ứng. Tuy nhiên, tùy mức độ khác nhau của cơ thể sẽ có triệu chứng dị ứng khác nhau.

Ngoài ra, nhiều trường hợp bị mề đay không rõ nguyên nhân. Cơ thể tự sản sinh ra chất kích thích mao mạch máu gây mẩn ngứa, mề đay. Đây cũng là vấn đề khiến Y học hiện đại đau đầu, chưa giải thích được.

5. Cách chẩn đoán bệnh

Khi bị dị ứng mề đay, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị kịp thời. Điều này giúp bạn hạn chế biến chứng tối đa.

Hiện nay, để chẩn đoán bệnh dị ứng mề đay, bác sĩ thường chỉ định các phương pháp sau:

5.1. Chẩn đoán lâm sàng

  • Quan sát những vết mẩn ngứa, phát ban hoặc vùng da bị sưng phù.
  • Hỏi về tiền sử nguyên nhân gây dị ứng để xác định tình trạng bệnh.

5.2. Chẩn đoán cận lâm sàng

  • Xét nghiệm máu xác định bạch cầu.
  • Xét nghiệm test vẩy da với dị nguyên nghi ngờ (phấn hoa, lông chó mèo, bụi nhà…)

6. Nổi mề đay có nguy hiểm không?

Khi bị mề đay, mẩn ngứa, chắc hẳn mọi người sẽ đặt ra câu hỏi “bị mề đay có nguy hiểm không?”.

Theo các chuyên gia y tế, mề đay mặc dù không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng lại gây ra những phiền toái cho cuộc sống hàng ngày. Bệnh lý có thể gây nên những cơn ngứa khủng khiếp, để giảm bớt họ thường phải gãi. Tuy nhiên, nếu càng gãi các vùng mẩn ngứa càng lan rộng, dễ gây xước da, tạo môi trường thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập và có nguy cơ dẫn đến nhiễm trùng.

Đặc biệt, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, nổi mề đay có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng như:

  • Phù mạch: Thống kê có tới hơn 50% bệnh nhân nổi mề đay bị phù mạch, tình trạng phù thường xuất hiện ở môi, lưỡi, họng, mí mắt…
  • Sốc phản vệ: Một vài trường hợp có thể bị khó thở, tụt đường huyết, huyết áp thấp, thậm chí là suy tim nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.
  • Ảnh hưởng đến dạ dày: Những người bị mề đay thường xuất hiện cơn đau co thắt dạ dày, bụng nôn mửa, buồn nôn…

Ngoài ra, trẻ nhỏ bị mề đay nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến phù nề, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ.

Bệnh mề đay nếu không được điều trị có thể gây ra biến chứng
Bệnh mề đay nếu không được điều trị có thể gây ra biến chứng

7. Nổi mề đay có lây được không?

Theo các chuyên gia sức khỏe, nổi mề đay không phải là bệnh truyền nhiễm. Tình trạng này có thể tái phát nhiều lần ở một người bệnh nhưng không thể lây từ người này sang người khác. Trường hợp nhiều người trong một gia đình cùng bị nổi mề đay có thể là do gen di truyền khiến cơ thể nhạy cảm hơn với các yếu tố dị ứng.

8. Nổi mề đay có chữa được không?

Với những trường hợp nổi mề đay cấp tính có thể mất dần theo thời gian và khỏi hoàn toàn trong vài ngày (kéo dài trong 6 tuần). Tuy nhiên, nếu là bệnh mề đay mạn tính thì rất lâu khỏi. Bác sĩ cần thăm khám, xác định rõ nguyên nhân gây bệnh mới giải quyết được tận gốc rễ bệnh và chống tái phát.

9. Cách điều trị bệnh mề đay mẩn ngứa

Nhiều trường hợp, mề đay chỉ kéo dài vài tiếng hoặc vài ngày, không điều trị nhưng vẫn tự mất. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều người bị mề đay tái phát thường xuyên và có xu hướng trở thành bệnh mạn tính.

Vì vậy, tìm hiểu phương pháp điều trị giúp bạn hạn chế tình trạng tái phát cũng như phòng ngừa biến chứng nguy hiểm xảy ra.

9.1. Sử dụng thuốc tây

Mề đay, mẩn ngứa xuất hiện khi cơ thể sản sinh quá nhiều chất trung gian hoạt động là histamine. Để ngăn chặn tình trạng này, hiện nay thuốc tây có một số loại giúp kháng histamine đề điều trị các triệu chứng.

Một số loại thuốc được chỉ định như:

  • Nhóm thuốc kháng histamine H1
  • Nhóm thuốc Glucocorticoid
  • Thuốc bôi ngoài da chứa corticoid
Các loại thuốc kháng histamine được chỉ định phổ biến trong điều trị nổi mề đay
Các loại thuốc kháng histamine được chỉ định phổ biến trong điều trị nổi mề đay

*Lưu ý: Sử dụng thuốc tây chữa mề đay có tác dụng nhanh, giúp giảm ngay triệu chứng mẩn ngứa, sần đỏ, tuy nhiên khả năng tái phát rất cao. Ngoài ra, trong trường hợp lạm dụng, người bệnh còn có nguy cơ bị nhờn thuốc và về lâu dài có thể sẽ dẫn tới suy giảm chức năng gan, thận.

9.2. Chữa mề đay mẩn ngứa theo kinh nghiệm dân gian

Trong dân gian lưu truyền rất nhiều bài thuốc về chữa mề đay, mẩn ngứa. Tất cả đều là những nguyên liệu đơn giản, dễ kiếm và dễ thực hiện như:

  • Trị mề đay với muối: Pha nước muối với nước rồi rửa lên vùng da bị mề đay, sau đó vệ sinh lại với nước sạch.
  • Chữa mề đay với lá tía tô: Lá tía tô vò nát rồi lọc lấy nước cốt để uống, có thể bôi lên vùng da bị mẩn đỏ hoặc tắm hàng ngày.
  • Bài thuốc chữa mề đay với lá khế: Lấy một nắm lá khế tươi rửa với nước muối pha loãng, rồi để ráo nước. Sau đó, cho lá khế lên chảo, sao nóng rồi đổ vào khăn sạch. Tiếp theo, bạn cho lá khế bọc khăn sạch chườm nóng lên vùng nổi mẩn, khi lá khế nguội có thể sao lại và tiếp tục chườm.

Nhìn chung, các mẹo dân gian để dễ thực hiện, tuy nhiên phương pháp này chỉ áp dụng với những trường hợp nhẹ.

10. Bổ gan Tâm Bình – Hỗ trợ giảm triệu chứng mề đay, mẩn ngứa do chức năng gan kém

Bổ gan Tâm Bình gồm các thành phần: Cà gai leo, Giảo cổ lam, Diệp hạ châu, Rau đắng đất, Sài hồ, Bạch thược cùng với 4 tinh chất là chiết xuất Khúng khéng, Mật nhân, Kế sữa, Novasol Curcumin.
Nhờ sự kết hợp độc đáo giữa thảo dược Y học cổ truyền và tinh chất thiên nhiên được nghiên cứu tại Châu Âu, Bổ gan Tâm Bình có tác dụng hỗ trợ:
– Giảm triệu chứng mề đay, mẩn ngứa, vàng da, chán ăn, mệt mỏi do chức năng gan kém.
– Bổ gan, tăng cường chức năng gan.
– Thanh nhiệt, giải độc gan, mát gan, bảo vệ gan.
– Giảm tác hại của rượu bia, thuốc ảnh hưởng đến gan.
Bổ gan Tâm Bình dành cho những người muốn tăng cường chức năng gan, người sử dụng rượu bia, thuốc có hại cho gan và người bị dị ứng, mẩn ngứa mề đay do chức năng gan kém.
Sản phẩm được bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc với mức giá chỉ với 180.000 đồng/hộp sử dụng trong 15 ngày.

Bổ gan Tâm Bình - Hỗ trợ giải độc gan, giảm tác hại rượu bia ảnh hưởng đến gan
Bổ gan Tâm Bình – Hỗ trợ giải độc gan, giảm tác hại rượu bia ảnh hưởng đến gan

*/Thực phẩm này không phải là thuốc. Không thay thế thuốc chữa bệnh

11. Nổi mề đay, mẩn ngứa nên ăn gì, kiêng gì?

Bên cạnh phương pháp điều trị bệnh thì việc ăn gì, kiêng gì cũng là thắc mắc của nhiều người.

11.1. Nổi mề đay ăn gì?

Khi bị mẩn ngứa, mề đay, người bệnh nên bổ sung những thực phẩm sau:

  • Thực phẩm giàu vitamin C như cam, quýt, bưởi, nho… giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng cơ thể.
  • Rau xanh giúp bổ sung vitamin B, chất xơ, axit folic… hỗ trợ đào thải độc tố, thanh lọc cơ thể, cải thiện tình trạng mẩn ngứa.
  • Ăn các thực phẩm giàu omega – 3 giúp tăng cường sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch.
  • Bổ sung đầy đủ nước hàng ngày từ 2 – 2,5 lít nước để thanh lọc, đào thải độc tố. Đồng thời, uống đủ nước giúp giảm viêm, giảm sưng, mẩn ngứa…

11.2. Nổi mề đay kiêng ăn gì?

Bên cạnh thực phẩm nên ăn, người bệnh cũng chú ý nên kiêng gì để sớm cải thiện tình trạng mẩn ngứa, dị ứng.

  • Kiêng thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, chất kích thích, đồ uống có cồn, rượu bia…
  • Không nên ăn hải sản có vỏ như tôm, cua, cá… trong trường hợp dị ứng với thực phẩm này.
  • Hạn chế gia vị cay nóng như gừng, tỏi và đồ ăn cay nóng.
  • Những loại đậu phộng, mè cũng không nên sử dụng sẽ gây kháng thuốc histamine khi đang điều trị bệnh.
Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá khi đang bị mề đay, mẩn ngứa
Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá khi đang bị mề đay, mẩn ngứa

13. Lời khuyên từ chuyên gia

Bệnh nổi mề đay không quá nghiêm trọng, tuy nhiên lại ảnh hưởng trực tiếp tới sinh hoạt, giao tiếp hàng ngày. Vì thế, để phòng ngừa và hạn chế tái phát, mỗi người hãy chú ý tới những biện pháp dưới đây:

  • Xây dựng lối sống lành mạnh, khoa học, ăn uống ngủ nghỉ điều độ, đúng giờ.
  • Có chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, hạn chế thực phẩm chiên rán, cay nóng, đồ ăn đông lạnh, rượu bia, thuốc lá… Đồng thời, uống đủ nước, ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi…
  • Không sử dụng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc để tránh dị ứng, mẩn ngứa.
  • Nếu bị dị ứng với bất kỳ thực phẩm, đồ vật, lông động vật… thì nên có biện pháp bảo vệ mình.
  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, giặt giũ quần áo để loại bỏ dị nguyên bám trên quần áo.

Bài viết trên đã giới thiệu toàn bộ thông tin về bệnh nổi mề đay, từ nguyên nhân, triệu chứng đến cách điều trị và phòng ngừa. Tuy nhiên, thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, không phải phác đồ điều trị. Vì vậy, khi xuất hiện triệu chứng của bệnh, bạn đọc hãy đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.

Nếu còn băn khoăn, thắc mắc về phương pháp điều trị bệnh, vui lòng liên hệ hotline 0343 44 66 99 để được hỗ trợ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Giải pháp ĐƠN GIẢN cho người thường xuyên bị mề đay, mẩn ngứa

Mề đay, mẩn ngứa là nỗi ám ảnh của nhiều người. Mặc dù không nguy hiểm tính mạng nhưng lại…

Bị mẩn ngứa có phải do gan không? Lắng nghe giải đáp từ chuyên gia

“Tôi là nhân viên sale bất động sản, nên thường xuyên uống rượu bia, nhậu nhẹt. Một năm gần đây…

Học ngay 6 cách chữa mẩn ngứa khắp người tại nhà để dùng đúng lúc

Mẩn ngứa khắp người khiến bạn cảm thấy khó chịu? Để khắc phục tình trạng này, chúng tôi sẽ hướng…

Tham khảo 12+ cách chữa nổi mề đay tại nhà giúp giảm ngứa nhanh

Chữa nổi mề đay tại nhà là phương pháp được nhiều người bệnh quan tâm bởi có ưu điểm an…

0343446699
popupn Background