Gan nhiễm độc: Triệu chứng, nguyên nhân và cách bảo vệ gan
18/10/2022
Gan nhiễm độc trong thời gian dài, nếu không được điều trị kịp thời có thể tiến triển sang viêm gan, xơ gan, ung thư gan… Vì vậy, nhận biết sớm dấu hiệu gan tổn thương để có biện pháp xử lý kịp thời. Đừng quên tìm hiểu nguyên nhân gây ra để bảo vệ gan và phòng ngừa hiệu quả.
1. Gan nhiễm độc là gì?
Như chúng ta đã biết, gan là cơ quan quan trọng thực hiện hơn 500 chức năng khác nhau, trong đó không thể không kể đến chức năng thanh lọc, giải độc cơ thể.
Nhiễm độc gan là tình trạng gan bị tổn thương do nhiều nguyên nhân gây ra, nếu không được điều trị, người bệnh có nguy cơ bị biến chứng viêm gan, xơ gan…
2. Dấu hiệu nhận biết gan nhiễm độc
Theo chuyên gia y tế, khi gan bị nhiễm độc, chức năng thải độc kém sẽ dẫn đến một số dấu hiệu như sau:
2.1. Rối loạn tiêu hóa
Gan là cơ quan có khả năng sản xuất dịch mật để tiêu hóa thức ăn. Trong trường hợp gan bị nhiễm độc, chức năng gan suy giảm, dịch mật sẽ không sản xuất đủ để tiêu hóa thức ăn. Từ đó, người bệnh sẽ gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, chướng bụng, chán ăn, buồn nôn, táo bón…
2.2. Thường xuyên bị mụn nhọt, dị ứng, mề đay
Đây là biểu hiện phổ biến ở những người gan bị tổn thương. Cụ thể, khi chức năng gan suy giảm, khả năng thải độc của gan kém, chất độc tích tụ gây kích ứng da. Từ đó, người bệnh thường bị mụn nhọt, mề đay và ngứa râm ran dưới da.
Đặc biệt vào mùa hè, thời tiết nóng bức, khói bụi, ô nhiễm, cơ thể tiết nhiều mồ hôi cũng là điều kiện cho mụn nhọt, mẩn ngứa xuất hiện, tái đi tái lại nhiều lần.
Top 7 câu hỏi về giải độc gan – NHẤT ĐỊNH PHẢI ĐỌC
Cảnh báo: 99% chúng ta đang giải độc gan sai cách
2.3. Đau tức vùng hạ sườn phải
Một biểu hiện rõ nhất mà người bệnh có thể nhận biết chính là đau tức hạ sườn phải. Lúc này, gan bị sưng lên khiến vỏ Gibson’s capsule bao quanh gan kéo căng, gây ra những cơn đau.
Ngoài ra, nhiễm độc gan còn gây ra tình trạng rối loại chức năng túi mật, vì vậy khi ấn nhẹ vùng bụng có cảm giác đau tức, khó chịu.

2.4. Hơi thở có mùi hôi
Nếu thường xuyên vệ sinh răng miệng nhưng bỗng nhiên hơi thở bạn có mùi hôi, hãy nghĩ đến tình trạng gan nhiễm độc. Theo phân tích của các chuyên gia, gan nhiễm độc và tổn thương, không thể đào thải hết độc tố nên ứ đọng khí dimethyl sulfide, acetone… làm cho hơi thở có mùi hôi.
2.5. Vàng da, vàng mắt
Nếu gan nhiễm độc kéo dài, không được chữa trị dẫn đến bilirubin tích tụ lại trong máu người bệnh. Lượng chất này ngấm vào mô da và làm chúng chuyển thành màu vàng.
2.6. Bệnh giả cúm
Ngoài triệu chứng trên, người bệnh còn có biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ khiến bạn lầm tưởng như bệnh cảm cúm thông thường. Tuy nhiên, đây là triệu chứng phổ biến của những người bị gan nhiễm độc, viêm gan siêu vi… ở giai đoạn đầu.
3. Đâu là nguyên nhân gây ra?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến gan bị nhiễm độc, có thể kể đến như:
3.1. Viêm gan virus
Virus viêm gan A, B, C, E… nếu không điều trị hiệu quả sẽ dẫn đến viêm gan mạn tính, ung thư gan. Lúc này chức năng gan suy yếu khiến gan dễ bị nhiễm độc.
3.2. Uống nhiều bia rượu
Có thể bạn chưa biết, bia rượu khi vào cơ thể chỉ có khoảng 10% lượng cồn được đào thải qua hơi thở, mồ hôi, 90% còn lại sẽ đến thẳng gan để xử lý. Nếu dung nạp quá nhiều rượu bia sẽ khiến cho gan quá tải, cồn không được xử lý hết sẽ tích tụ độc tố khiến gan bị nhiễm độc.
3.3. Lạm dụng thuốc tây
Theo thống kê của FDA, cơ sở dữ liệu từ NINH Livertox, có tới 750 trên tổng số 1000 nhóm thuốc được phân loại là có thể gây tổn thương gan.
Theo Healthline, loại thuốc có thể gây tổn thương gan như thuốc kháng khuẩn, kháng sinh, thuốc chống nấm, thuốc điều trị bệnh tiểu đường, mỡ máu, lao, huyết áp…
Tùy vào liều lượng, thời gian sử dụng, loại thuốc có ảnh hưởng khác nhau tới gan. Tuy nhiên, sử dụng thuốc tây trong thời gian dài khiến độc tố trong gan bị “quá tải”, chức năng gan suy giảm.

3.4. Sử dụng thực phẩm bẩn, không đảm bảo vệ sinh
Đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, thực phẩm bẩn không đảm bảo vệ sinh, đồ ăn nấm mốc… là những chất độc “âm thầm” tấn công gan, khiến gan bị nhiễm độc. Lâu dần, gan có nguy cơ tổn thương, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới các bệnh lý về gan.
3.5. Thường xuyên tiếp xúc với hóa chất công nghiệp
Việc tiếp xúc với hóa chất công nghiệp có thể là nguyên nhân khiến gan bị tổn thương. Các hóa chất phổ biến như dung môi làm sạch khô carbon tetrachloride, một chất gọi là vinyl clorua (sử dụng sản xuất nhựa), thuốc diệt cỏ…. Vì vậy, với những người làm công việc thường xuyên tiếp xúc với hóa chất công nghiệp cần phải bảo vệ lá gan của mình.
4. Gan nhiễm độc có nguy hiểm không?
Nhiễm độc gan có nguy hiểm không? Câu trả lời là rất nguy hiểm. Gan có nhiệm vụ thanh lọc mọi thứ đi vào cơ thể. Nó giúp loại bỏ độc tố từ rượu bia, thuốc, thực phẩm bẩn, hóa chất… đi vào máu. Sau đó, xử lý các chất độc hại để cơ thể đào thải ra ngoài.
Nếu gan bị nhiễm độc có thể dẫn tới tình trạng tăng men gan, gây tổn thương gan. Trong thời gian dài, nếu nhiễm độc gan không được xử lý, gan có thể hình thành sẹo gan vĩnh viễn (xơ gan). Lúc này, người bệnh có nguy cơ bị suy gan, thậm chí là tử vong.
5. Cách chẩn đoán gan nhiễm độc
Để chẩn đoán tình trạng này, bác sĩ sẽ căn cứ vào những triệu chứng mà người bệnh đang gặp phải. Đồng thời, bác sĩ sẽ chỉ định những thủ thuật cần thiết như:
Xét nghiệm máu: Phương pháp giúp bác sĩ kiểm tra khả năng hoạt động của gan. Qua đó, bác sĩ có thể đo được thời gian máu đông. Trường hợp gan tổn thương thì quá trình đông máu diễn ra chậm hơn bình thường. Đồng thời, xác định được các chỉ số men gan như AST, ALT, GGT… tăng hay giảm phản ánh tổn thương gan.
Hình ảnh học: Bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp chẩn đoán để kiểm tra mức độ tổn thương gan cũng như tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Phương pháp này bao gồm chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc MRI, siêu âm.
Kiểm tra mô gan: Kỹ thuật này giúp xác định nguyên nhân gây tổn thương gan và mức độ gan nhiễm độc.
6. Giải độc gan tại nhà không dùng thuốc
Hiện nay vẫn chưa có loại thuốc đặc trị điều trị tình trạng gan nhiễm độc. Để giải độc gan, bạn có thể áp dụng những cách thải độc gan sau:
6.1. Giải độc gan với thảo dược
6.1.1. Thải độc gan với trà xanh
Trà xanh có đặc tính chống oxy hóa, có tác dụng thanh lọc, giải độc cơ thể, bảo vệ gan. Đồng thời, trà xanh còn giúp giảm mỡ gan, ngăn ngừa mỡ thừa tích tụ trong cơ thể.
Với trà xanh, bạn có thể thực hiện rất đơn giản, hái 1 nắm lá trà xanh rửa sạch, vò nát sau đó thực hiện hãm trà như bình thường.
Uống trà xanh không chỉ tốt cho gan mà còn giúp phòng ngừa ung thư gan, ung thư vú…

6.1.2. Bí đao giải độc gan, mát gan
Theo ghiên cứu, bí đao có hàm lượng vitamin, khoáng chất thiết yếu rất tốt cho cơ thể. Đặc biệt, bí đao có tính mát, có khả năng thanh nhiệt, giải độc tốt. Từ những lợi ích này mà người xưa tận dụng bí đao làm mát cơ thể và giải độc gan.
Cách thực hiện:
- Bí đao gọt vỏ, rửa sạch, thái thành từng miếng nhỏ.
- Lá dứa rửa sạch, buộc gọn.
- Cho bí đao, muối, Thục địa, đường phèn vào nồi, đổ thêm nước. Sau đó, đặt nồi lên bếp, đun cho tới khi bí đao mềm thì thêm lá dứa vào đun tiếp 5 phút rồi tắt bếp.
- Chờ nước nguội, lọc bỏ bã, lấy nước cho vào tủ lạnh, uống hết trong ngày.
6.1.3. Giải độc gan với trà Actiso
Actiso được xem là “thần dược” bảo vệ lá gan. Theo Y học, Actiso có hoạt chất cynarin và silymarin – 2 chất chống oxy hóa tốt giúp giải độc gan, hỗ trợ điều trị bệnh gan.
Ngoài ra, Actiso còn giúp điều tiết dòng chảy của mật, giúp gan bài tiết chất độc dễ dàng.
Cách giải độc gan với Actiso như sau:
- Cắt bỏ cành, cuống, phần hoa bị dập nát, rửa sạch.
- Cho Actiso vào nồi, thêm 500ml nước, đun cho tới khi sôi thì bật nhỏ lửa đun tiếp 20 phút.
- Sau đó, cho hoa Actiso ra ngoài, thêm chút đường phèn vào nước cho dễ uống.
- Có thể sử dụng phần hoa đã nấu để làm món ăn.
>> Tham khảo video giải độc gan từ thảo dược
6.1.4. Mẹo thải độc gan với cây chó đẻ
Cây chó đẻ hay còn gọi là Diệp hạ châu được xem là vị thuốc quen thuộc của người bệnh gan. Thảo dược này có vị ngọt, tính mát, hơi đắng, giúp lợi tiểu, tiêu độc, điều kinh, hạ nhiệt.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch 20 – 40g cây chó đẻ tươi, sau đó sao khô.
- Sắc với 2l nước uống mỗi ngày. Thực hiện trong 1 tháng.

6.2. Phẫu thuật
Với những trường hợp gan bị tổn thương nặng một phần. Người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ phần gan bị tổn thương, ngăn chặn lây lan. Gan là cơ quan duy nhất tỏng cơ thể có khả năng tự phục hồi nên việc cắt bỏ một phần không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.
7. TPBVSK Bổ gan Tâm Bình – Hỗ trợ giải độc gan, bảo vệ gan
Theo các chuyên gia gan mật, khi gan bị nhiễm độc thì việc đầu tiên phải làm chính là giải độc gan. Giải độc gan tức là giúp gan tăng khả năng xử lý các độc tố từ bên ngoài vào cơ thể. Song cần hơn nữa phục hồi lá gan bị tổn thương bên trong, đồng thời chủ động bảo vệ gan. Điều này giúp gan khỏe mạnh, đảm nhiệm tốt vai trò xử lý, chuyển hóa và thải độc của gan.
Hiện nay, để giải độc và bảo vệ gan an toàn, hiệu quả, các chuyên gia khuyến khích người dân nên tham khảo các sản phẩm thảo dược hỗ trợ giải độc gan, tăng cường chức năng gan.
Với hơn 10 năm nghiên cứu và phát triển dòng sản phẩm thảo dược, mới đây Công ty Dược phẩm Tâm Bình đã cho ra đời sản phẩm viên uống hỗ trợ giải độc gan Bổ gan Tâm Bình.
Bổ gan Tâm Bình gồm các thành phần: Giảo cổ lam, Diệp hạ châu, Rau đắng đất, Actiso, Sài hồ, Cà gai leo, Bạch thược và 4 tinh chất là chiết xuất Khúng khéng, Kế sữa, Mật nhân, Novasol curcumin.
Sản phẩm là sự kết hợp độc đáo giữa thảo dược Y học cổ truyền và tinh chất được nhập khẩu và chứng minh lâm sàng.
Viên uống Bổ gan Tâm Bình có tác dụng hỗ trợ:
– Thanh nhiệt, giải độc, mát gan, bảo vệ gan;
– Bổ gan, tăng cường chức năng gan;
– Giảm triệu chứng mề đay, mẩn ngứa, vàng da, chán ăn do chức năng gan kém;
– Giảm tác hại bia rượu, thuốc ảnh hưởng đến gan.
8. Tin báo chí: Giải pháp thải độc gan hiểu quả
Các chuyên gia y tế cho biết, khi gan nhiễm độc, nhiệm vụ đầu tiên cần thực hiện là hỗ trợ giúp gan đào thải độc tố, tăng cường chức năng gan. Đồng thời, người bệnh cần thực hiện thêm các biện pháp hỗ trợ phục hồi tổn thương ở gan, từ đó giúp bảo vệ và phòng ngừa bệnh gan.
Theo Báo điện tử 24h, uống rượu bia thường xuyên là một trong những nguyên nhân khiến gan bị nhiễm độc. Chính vì vậy, với những người uống nhiều bia, rượu cần phải có giải pháp giải độc và bảo vệ gan. Y học hiện đại cũng đã nghiên cứu ra một số dược liệu có tác dụng giải độc gan, bảo vệ gan như Khúng khéng, Kế sữa, Cà gai leo… Trong đó, Khúng khéng có tác dụng giảm nồng độ cồn, giảm tình trạng buồn nôn, mệt mỏi do rượu gây ra, đồng thời hỗ trợ giải độc gan. Kế sữa thì chứa hoạt chất Silymarin tự nhiên, hỗ trợ điều trị men gan cao, phục hồi tế bào gan bị tổn thương…



9. Cách phòng ngừa gan nhiễm độc
Gan nhiễm độc là nguyên nhân gây ra các bệnh lý về gan như tăng men gan, viêm gan, xơ gan, ung thư gan… Vì vậy, để phòng ngừa tình trạng này, mỗi chúng ta nên chú ý:
- Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, bổ sung nhiều trái cây, rau củ quả, để cung cấp vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa.
- Hạn chế sử dụng đồ ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm cay nóng, đồ ăn nhanh, chế biến sẵn…
- Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày, hạn chế căng thẳng, stress và thức khuya.
- Hạn chế sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn, thuốc lá.
- Không sử dụng thuốc tây bừa bãi khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
- Tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức khỏe, hỗ trợ gan thải độc.
- Khám sức khỏe định kỳ để sớm phát bệnh vấn đề của gan và có phương pháp cải thiện kịp thời.
- Tiêm vắc xin phòng ngừa viêm gan A, B theo quy định.
Gan đóng vai trò quan trọng, giúp khử độc, loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể. Chính vì vậy, gan rất dễ nhiễm độc. Do đó, mỗi người hãy chủ động bảo vệ lá gan khỏe mạnh, thường xuyên thực hiện các biện pháp hỗ trợ gan giải độc. Đừng quên, sử dụng sản phẩm thảo dược Bổ gan Tâm Bình để hỗ trợ gan giải độc, tăng cường chức năng gan và bảo vệ gan.
Xem thêm:
- 10 cách giải độc gan khi dùng nhiều thuốc Tây – Học ngay để bảo vệ gan khi điều trị bệnh mạn tính
- 9 bài tập giải độc gan – Đơn giản, dễ thực hiện, thử ngay đi
- 13 cách tăng cường chức năng gan – Giúp bảo vệ và phòng ngừa bệnh gan