Home » Nổi Mề Đay » Tham khảo 12+ cách chữa nổi mề đay tại nhà giúp giảm ngứa nhanh

Tham khảo 12+ cách chữa nổi mề đay tại nhà giúp giảm ngứa nhanh

07/07/2022

Chữa nổi mề đay tại nhà là phương pháp được nhiều người bệnh quan tâm bởi có ưu điểm an toàn, lành tính, đơn giản. Tuy nhiên, cách thực hiện như thế nào, áp dụng bài thuốc ra sao khiến nhiều người hoang mang. Để hiểu rõ hơn về phương pháp này, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.

1. Ưu điểm của phương pháp chữa nổi mề đay tại nhà

Mề đay, mẩn ngứa là bệnh da liễu phổ biến, có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, kể cả trẻ nhỏ và người già. Bệnh điển hình bởi tình trạng da nổi phát ban, sần, đỏ kèm triệu chứng ngứa ngáy khó chịu.

Thực tế, mề đay là phản ứng lành tính, chủ yếu gây ngứa ngáy, khó chịu và ít khi đe dọa sức khỏe. Với những trường hợp nhẹ, bạn có thể áp dụng một số mẹo chữa tại nhà theo kinh nghiệm dân gian.

Phương pháp chữa mề đay tại nhà có ưu điểm:

  • An toàn, lành tính: Thành phần của các bài thuốc dân gian đều là thảo dược quanh ta nên đảm bảo an toàn.
  • Dễ thực hiện: Hầu hết các mẹo dân gian, bài thuốc chỉ cần sơ chế qua 2-3 bước là có thể sử dụng ngay.
  • Hiệu quả: Với những trường hợp triệu chứng nhẹ, có thể áp dụng các bài thuốc tại nhà sau 1-2 lần đã thấy cơn ngứa ngáy, sần đỏ giảm rõ rệt.
  • Tiết kiệm: Nguyên liệu tại nhà nên tiết kiệm chi phí.

>>> Nổi mề đay, mẩn ngứa, sần đỏ – Tìm hiểu nguyên nhân và phương pháp điều trị hiệu quả

2. Gợi ý 12 cách chữa nổi mề đay tại nhà đơn giản, giảm ngay cơn ngứa

2.1. Trị mề đay bằng cách chườm lạnh

Chườm lạnh có tác dụng làm mát da, giảm ngứa và giảm bớt sự khó chịu của mề đay. Khi thực hiện mẹo dân gian này, cảm giác lạnh sẽ khiến các mạch máu co lại, ngăn chặn sự tích tụ độc tố trên da – nguyên nhân chủ yếu gây nổi mề đay.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị túi chườm chuyên dụng hoặc một chiếc khăn mềm để bọc đá.
  • Áp trực tiếp túi chườm hoặc khăn bọc đá vào da bị mẩn ngứa, giữ nguyên 15 phút.
  • Để da nghỉ 20 phút sau đó lại tiếp tục chườm.
  • Lưu ý, không nên chườm liên tục để tránh làm bỏng da do lạnh.
Chữa mề đay tại nhà an toàn, tiết kiệm
Chữa mề đay tại nhà an toàn, tiết kiệm

2.2. Tắm lá chè xanh chữa mề đay tại nhà đơn giản

Chè xanh được xem là thuốc nam quen thuộc với người Việt. Thảo dược này có tác dụng tiêu viêm, giải độc, chữa các bệnh da liễu trong đó có mề đay.

Ngoài ra, Y học hiện đại cũng nghiên cứu và chỉ ra, chè xanh chứa EGCG, catechin, quercetin… giúp tăng hàng rào bảo vệ và ngăn chặn sự xâm nhập của các yếu tố có hại cho da.

Cách thực hiện như sau:

  • Dùng 2 nắm lá chè xanh tươi, rửa sạch, để ráo nước.
  • Đun sôi 2 lít nước rồi cho lá chè xanh vào.
  • Tiếp theo, đun thêm 5 phút và tắt bếp, đậy kín nắp trong 10 phút.
  • Sau đó, đổ nước chè xanh ra thau, vớt bỏ bã và hòa với 1 ít nước mát và 2 thìa muối biển.
  • Sử dụng nước chè xanh tắm và thoa lên da, sau 3-5 ngày tình trạng phát ban sẽ được cải thiện.

Trọn bộ 4 tinh chất giải độc gan toàn diện – THAM KHẢO NGAY 

Tác dụng vượt trội – Y học hiện đại đã nghiên cứu và chứng minh lâm sàng

Tìm hiểu thêm

2.3. Giảm ngứa, khó chịu với lá nha đam

Nha đam chứa hàm lượng lớn hoạt chất glycoprotein, acid cinnamic… có tác dụng giảm ngứa, kháng viêm, kích thích cơ thể đào thải độc tố.

Cách thực hiện với nha đam:

  • Lột bỏ vỏ rồi tách phần nhựa trong lá nha đam.
  • Sau đó, thoa trực tiếp gel nha đam lên vùng da bị tổn thương, bạn sẽ thấy cảm giác dễ chịu nhanh chóng.
  • Tiếp theo, dùng tay massage nhẹ nhàng để tinh chất thấm sâu vào da.
Áp dụng bài thuốc chữa mẩn ngứa từ nha đam
Áp dụng bài thuốc chữa mẩn ngứa từ nha đam

2.4. Dùng muối trị mề đay, mẩn ngứa hiệu quả

Thêm một mẹo dân gian nữa giúp bạn giảm cảm giác ngứa ngáy nhanh chóng từ mề đay. Muối có đặc tính sát trùng, làm dịu da, nhờ vậy mà được sử dụng để giảm bớt ngứa và sần đỏ trên da.

Cách dùng muối chữa mề đay:

  • Mề đay do lạnh: Dùng 3 nắm muối biển sao nóng, cho vào túi vải. Sau đó, cho khăn tắm bọc ở bên ngoài rồi chườm đắp lên vùng da bị nổi mề đay. Nhiệt độ ấm có thể cải thiện cảm giác ngứa ngáy.
  • Mề đay do nhiệt: Nếu mề đay nổi do nhiệt độ cao, dùng 1 thìa muối hòa với 500ml nước mát. Sau đó, khuấy đều, dùng khăn thấm nước chườm đắp lên da.
  • Mề đay lan tỏa: Bạn dùng 2 thìa muối hòa tan trong nước tắm để sát trùng, giảm ngứa.

2.5. Chữa mề đay tại nhà với lá trầu không

Có thể nói, trầu không là vị thuốc nam được sử dụng phổ biến trong điều trị các bệnh da liễu. Theo Y học cổ truyền, trầu không có mùi thơm, tính ấm, chống ngứa, tán hàn, khu phong. Vì vậy, thường được sử dụng nấu nước tắm nhằm giảm ngứa, phát ban do mề đay, dị ứng.

Cách thực hiện như sau:

  • Rửa sạch 2 nắm lá trầu không, cắt nhỏ hoặc vò nát để tinh dầu từ trầu không tỏa ra mùi thơm.
  • Đun sôi 1,5 – 2 lít nước rồi cho lá trầu vào, sau đó tắt bếp và đậy kín nắp trong 10 phút.
  • Đổ nước trầu không ra chậu, pha thêm nước mát để tắm hàng ngày.
Trầu không cũng là lựa chọn hiệu quả cho người bị mề đay
Trầu không cũng là lựa chọn hiệu quả cho người bị mề đay

2.6. Cách trị nổi mề đay bằng nước cây phỉ

Bị mẩn ngứa, nổi mề đay phải làm sao? Bạn có thể áp dụng ngay với bài thuốc chữa mề đay tại nhà đơn giản từ nước cây phỉ. Nhờ hợp chất tannin tự nhiên được tìm thấy trong nước cây phỉ giúp cải thiện tình trạng ngứa ngáy, sần đỏ trên da.

Cách thực hiện như sau:

  • Cho 5 – 10g vỏ cây phỉ vào cốc nước, sau đó nghiền nát vỏ cây trong cốc.
  • Tiếp theo, cho hỗn hợp đã nghiền vào nồi, đun sôi rồi để nguội.
  • Thoa hỗn hợp thu được lên da vài lần một ngày, hãy giữ nguyên trên da 20 phút rồi rửa lại với nước sạch.

2.7. Áp dụng bài thuốc lá tía tô

Theo Y học cổ truyền, lá tía tô là thảo dược có tính ấm, khả năng giảm ngứa và điều trị các nốt mẩn đỏ nhanh chóng. Vì vậy, lá tía tô được xem là bài thuốc dân gian phổ biến được nhiều người áp dụng.

Chữa mề đay đơn giản với lá tía tô:

  • Lá tía tô rửa sạch, cho vào máy xay cùng 1 lít nước.
  • Đổ hỗn hợp nước vào nồi, đun sôi, lọc bỏ bã.
  • Chờ nước nguội rồi uống hàng ngày, kiên trì thực hiện 1 tuần sẽ thấy cải thiện.
  • Hoặc bạn dùng nước lá tía tô thoa lên da cũng giúp giảm ngứa nhanh chóng.

2.8. Mật ong – vị thuốc dân gian giảm ngứa, chữa mẩn đỏ

Mật ong được biết đến là vị thuốc có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, giảm ngứa, giúp tiêu diệt vi khuẩn hiệu quả. Bên cạnh đó, trong mật ong có thành phần polyphenol có tác dụng phục hồi tổn thương da do mề đay gây nên.

Cách thực hiện như sau:

  • Làm sạch vùng da bị mề đay, mẩn ngứa, sau đó thoa lớp mật ong nhẹ lên da.
  • Chờ 15 phút để tinh chất mật ong thẩm thấu trên da rồi rửa lại với nước ấm.

*Lưu ý: Mật ong có tính nóng, có thể gây tổn thương da nếu để quá lâu.

2.9. Dùng gừng tươi hết ngứa, hết sần đỏ

Gừng tươi không chỉ là gia vị quen thuộc trong bữa ăn của người Việt mà còn có công dụng tốt cho sức khỏe. Từ xa xưa, dân gian đã biết sử dụng thực phẩm này để chữa bệnh huyết áp cao, nổi mề đay.

Nghiên cứu cũng chỉ ra, trong gừng tươi có thành phần gingerol giúp chống oxy hóa, kháng viêm, ức chế vi khuẩn gây hại. Từ đó, gừng có tác dụng hỗ trợ điều trị nổi mề đay, mẩn ngứa hiệu quả.

Cách thực hiện với gừng tươi như sau:

  • Gọt sạch vỏ gừng, thái thành từng lát mỏng.
  • Cho gừng, giấm vào nồi đun sôi 10 phút.
  • Sau đó, lấy hỗn hợp thu được để nguội rồi pha với nước ấm uống mỗi ngày.
Thử ngay với gừng tươi nếu bạn bị mề đay
Thử ngay với gừng tươi nếu bạn bị mề đay

2.10. Lá đinh lăng chữa mề đay

Đinh lăng là thảo dược được trồng xung quanh vườn nhà, có tác dụng hỗ trợ điều trị tiết niệu, tăng cường sinh lý ở nam giới. Ngoài ra, dược liệu này còn được biết đến với công dụng chữa mề đay, giảm ngứa, mẩn đỏ hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Lá đinh lăng dùng 80g rửa sạch, để ráo nước.
  • Sau đó, bỏ vào ấm sắc với 500ml nước, đun đến khi cạn còn ½ thì tắt bếp.
  • Dùng nước đun được uống hết trong ngày, thực hiện liên tục trong vài ngày sẽ thấy triệu chứng mề đay giảm đáng kể.

*Lưu ý: Lá đinh lăng chứa ancaloit – hoạt chất có thể gây chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy. Do đó, người bệnh chỉ nên sử dụng với một lượng vừa đủ, không nên lạm dụng.

2.11. Bài thuốc đu đủ xanh

Bên cạnh những bài thuốc dân gian trên, người bệnh có thể tham khảo và áp dụng cách trị mề đay từ đu đủ xanh và giấm gạo.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 quả đu đủ xanh, gọt vỏ, rửa sạch để loại bỏ độc tố và tạp chất.
  • Tiếp theo, bạn cắt miếng vừa ăn rồi trộn đều với giấm gạo, có thể bỏ thêm vài hạt muối cho dễ ăn.
  • Sau đó, cho hỗn hợp vào nồi đun sôi, mỗi ngày ăn 2 bữa đu đủ nấu giấm, kiên trì 7 ngày sẽ thấy tác dụng.

3. Tham khảo sản phẩm Bổ gan Tâm Bình – Hỗ trợ giảm triệu chứng mề đay, mẩn ngứa do chức năng gan kém

Trường hợp chức năng gan suy giảm, khả năng chống độc, đào thải độc tố bị ảnh hưởng sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch gây ra tình trạng ngứa ngáy, mề đay, mụn nhọt. Lúc này, để cải thiện tình trạng mẩn ngứa, bạn nên tham khảo sử dụng các sản phẩm thảo dược hỗ trợ bổ gan, tăng cường chức năng gan.

Với hơn 10 năm nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm thảo dược, Dược phẩm Tâm Bình – top 5 Công ty đông dược Việt Nam uy tín đã ứng dụng thành công sản phẩm Bổ gan Tâm Bình.

Bổ gan Tâm Bình gồm các thành phần: Cà gai leo, Diệp hạ châu, Giảo cổ lam, Rau đắng đất, Sài hồ, Bạch thược, Actiso, chiết xuất Khúng khéng, chiết xuất Mật nhân, chiết xuất Kế sữa và Novasol curucmin.

Với sự kết hợp hài hòa giữa Y học cổ truyền và tinh chất hiện đại, Bổ gan Tâm Bình có công dụng hỗ trợ:

  • Bổ gan, tăng cường chức năng gan;
  • Giảm triệu chứng mề đay, mẩn ngứa, vàng da, chán ăn, mệt mỏi do chức năng gan kém;
  • Thanh nhiệt giải độc, mát gan, bảo vệ gan;
  • Giảm tác hại rượu bia, thuốc ảnh hưởng đến gan.

Sản phẩm dùng cho người muốn tăng cường chức năng gan; người sử dụng rượu bia, thuốc có hại cho gan và người bị dị ứng, mề đay, mẩn ngứa do chức năng gan kém.

Công dụng của Bổ gan Tâm Bình
Công dụng của Bổ gan Tâm Bình

4. Lưu ý từ chuyên gia

Chữa nổi mề đay tại nhà bằng các nguyên liệu tự nhiên nên được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và cho hiệu quả tối đa, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Các bài thuốc dân gian, mẹo áp dụng tại nhà trên chỉ phù hợp với những người ở thể nhẹ, chưa bị mãn tính hoặc bội nhiễm. Trường hợp nặng nên gặp bác sĩ để được tư vấn.
  • Do dùng nguyên liệu thảo dược nên tác dụng sẽ chậm hơn so với thuốc tây, vì vậy người bệnh nên kiên trì sử dụng.
  • Hạn chế gãi mạnh khi bị ngứa vì có thể gây ra tình trạng tổn thương nặng hoặc nhiễm trùng.
  • Tìm hiểu kĩ các bài thuốc trên, trường hợp bị dị ứng với thành phần thảo dược thì không nên áp dụng.
  • Trong quá trình điều trị, người bệnh nên hạn chế rượu bia, thuốc lá, cà phê, hải sản…và các chất kích thích khác.
  • Sau một thời gian áp dụng, nếu bệnh tình không chuyển biến tích cực nên đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám.

Bài viết trên đã giới thiệu cho bạn các cách chữa nổi mề đay tại nhà đơn giản nhưng hiệu quả. Tuy nhiên, các bài thuốc dân gian trên chỉ có tác dụng trong trường hợp nhẹ, người bị triệu chứng nặng nên đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám. Nếu còn băn khoăn, thắc mắc nào, vui lòng liên hệ hotline 0343 44 66 99 để được tư vấn, hỗ trợ.

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Giải pháp ĐƠN GIẢN cho người thường xuyên bị mề đay, mẩn ngứa

Mề đay, mẩn ngứa là nỗi ám ảnh của nhiều người. Mặc dù không nguy hiểm tính mạng nhưng lại…

Bị mẩn ngứa có phải do gan không? Lắng nghe giải đáp từ chuyên gia

“Tôi là nhân viên sale bất động sản, nên thường xuyên uống rượu bia, nhậu nhẹt. Một năm gần đây…

Học ngay 6 cách chữa mẩn ngứa khắp người tại nhà để dùng đúng lúc

Mẩn ngứa khắp người khiến bạn cảm thấy khó chịu? Để khắc phục tình trạng này, chúng tôi sẽ hướng…

Nổi mề đay, mẩn ngứa, sần đỏ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Nổi mề đay là bệnh lý phổ biến ngoài da, có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Mặc…

0343446699
popupn Background